Công trường là nơi làm
việc mưu sinh hằng ngày của công nhân nhưng cũng chính là nơi rình rập bao nguy
hiểm mà hằng ngày người lao động phải đối mặt. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2014 cả nước xảy ra 3.454
vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 3.505 người bị nạn Có tới 30% trên tổng số vụ
TNLĐ hiện nay rơi vào lĩnh vực xây dựng, 24% vướng các vấn đề về điện. Con số
như vậy làm mọi người phải sững sờ và nhìn nhận lại ngay chính bản thân mình có
những kĩ năng để ngăn chặn hay giải quyết những sự cố về điện nếu bất ngờ đối
mặt hay chưa. Trong đó quan trọng là kĩ năng sơ cứu ngay tại công trường.
Cần nhanh chóng thực
hiện những bước sau để có thể đảm bảo được tính mạng người bị điện giật
- Ngắt nguồn điện: Người phát hiện cần phải
đảm bảo có trang bị các dụng cụ lao động cách điện như giày cách điện, bao tay cao su…sử dụng những vật liệu cách điện như cây gậy gỗ khô, cao su, nhựa để đưa
người bị điện giật tránh xa dòng điện. Ở những vùng có quy định chặt chẽ trong an toàn lao động như thành phố Hồ Chí Minh thì người lao động càng có cơ hội được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ hơn hẳn.
- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát. Không được tụ tập
nhiều người tránh trường hợp làm cho vùng không gian nạn nhân nằm bị thiếu oxy.
- Tiến hành ngay các biện pháp hô hấp nhân tạo và ép tim
ngoài lồng ngực khi phát hiện bệnh nhân ngừng thở. Đó là lý do người lao động
cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về sơ cứu tại chỗ.
+ Hô hấp nhân tạo: Thông đường hô hấp bằng cách nới lỏng quần áo và kiểm tra
trong miệng và mũi nạn nhân đảm bảo không có dịch nhầy. Một tay bịt mũi, tay
kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên
tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi. Người lớn và
trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút
phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần
+ Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn
nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc
khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến
một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1
tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép
tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại
thổi ngạt một lần.
Tiến hành sơ cứu trong lúc đang chờ xe cứu thương và bác sĩ
có chuyên môn đến. Nên sơ cứu cho đến khi nạn nhân thở được rồi mới cho nạn
nhân dùng các biện pháp cấp cứu khác.
Người lao động cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động và phổ biến những kiến
thức cơ bản trong an toàn lao động cũng
như học cách sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp để có thể tự bảo vệ mình và những
người xung quanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.